-
Các điều kiện giá trong incorterm
Đây là bộ quy tắc hướng dẫn cho bên mua và bên bán thực hiện theo hợp đồng của mình. Bao gồm ai sẽ là người chịu trách nhiệm trả tiền vận tải, bảo hiểm của hàng hóa, chịu tổn thất các rủi ro…
Incoterms là gì?
- Incoterms là bộ quy tắc thương mại đã được công nhận trên toàn cầu và được sử dụng ở rất nhiều nước.
- Incoterms là viết tắt của International Commercial Terms (tức các điều kiện thương mại quốc tế) Đây là bộ quy tắc hướng dẫn cho bên mua và bên bán thực hiện theo hợp đồng của mình. Bao gồm ai sẽ là người chịu trách nhiệm trả tiền vận tải, bảo hiểm của hàng hóa, chịu tổn thất các rủi ro…
- Incoterms 2020 là bộ quy tắc mới nhất có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, được Phòng Thương mại quốc tế ở Paris, Pháp ban hành.
- Đối với quy tắc Incoterms 2020 chính thức này đã khẳng định rằng việc “vận chuyển hàng hóa” chính là thời điểm trong việc thực hiện rủi ro mất mát, hư hỏng hàng hóa được chuyển giao từ bộ phận bên bán sang bộ bên mua.
Có 11 quy tắc trong Incoterms 2020. Các quy tắc này đơn giản hóa việc xác định ai chịu trách nhiệm về việc chuyển hàng, bảo hiểm, hải quan và các yêu cầu khác trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Được sắp xếp thành 4 nhóm:
- Quy tắc E: Ex Works (Xưởng sản xuất). Bao gồm: EXW.
- Quy tắc F: Free Carrier (Người vận chuyển miễn phí). Bao gồm: FAS, FCA, FOB.
- Quy tắc C: Carriage Paid To (Vận chuyển cho đến). Bao gồm: CFR, CIF, CPT, CIP.
- Quy tắc D: Delivered At Place (Giao hàng tại). Bao gồm: DPU, DAP, DDP.
Phân tích từng điều kiện giá trong INCOTERMS 2000:
EXW (Ex Works – Giao hàng tại xưởng)
- Nếu bạn chưa có kinh nghiệm và không muốn chịu bất cứ trách nhiệm gì về lô hàng đó, từ việc làm thủ tục hải quan, vận tải, xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thuê tàu…thì nên ký hợp đồng theo điều kiện này.
- Vì với điều kiện này, Người bán không cần chất hàng lên bất kỳ phương tiện thu gom nào. Cũng không cần thông quan để xuất khẩu, nếu việc thông quan đó được áp dụng.
FCA (Free Carrier – Giao hàng cho người chuyên chở):
- Người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc người khác do người mua chỉ định tại cơ sở của người bán hoặc một địa điểm chỉ định khác.
- Các bên nên chỉ định rõ ràng nhất có thể điểm trong địa điểm giao hàng được chỉ định, vì rủi ro được chuyển cho người mua tại điểm đó.
- FCA thông thường người bán không cần làm thủ tục hải quan xuất khẩu mà người mua sẽ chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ này. Tuy nhiên, tùy theo thỏa thuận của đôi bên thì người bán sẽ làm bằng chi phí của mình hoặc chi phí của người mua. Vì thủ tục xuất khẩu tại nước sở tại, người bán sẽ nắm rõ hơn người mua về những thủ tục và giấy tờ cần thiết.
- FCA vẫn là một trong nhiều điều kiện được sử dụng nhiều tại Việt Nam đối với vận tải đường hàng không (tương tự như FOB). Vì người nhập khẩu tại Việt Nam sẽ chủ động book cước vận tải quốc tế, chủ động trong việc lấy hàng tại nước xuất khẩu, kiểm tra chi tiết hàng hóa trước khi bốc hàng lên phương tiện vận tải quốc tế.
- CA trong vận tải đường hàng không gần như tương tự với FOB trong vận tải đường biển. Trong nhiều trường hợp, hải quan sẽ yêu cầu người nhập khẩu thay đổi điều kiện giao hàng trên hợp đồng hoặc Invoice từ FOB sang FCA nếu hàng hóa được vận chuyển theo đường hàng không.
FAS (Free Alongside Ship – Giao dọc mạn tàu)
- Người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc theo con tàu (ví dụ: trên cầu cảng hoặc sà lan) do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng chỉ định.
- Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng đối với hàng hóa được chuyển khi hàng hóa nằm dọc theo con tàu.
- Người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm đó trở đi.
- Điều khoản này chỉ dùng cho phương thức vận tải bằng đường biển và đường thủy nội địa.
- Quy tắc FAS yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu, nếu có quy định. Tuy nhiên, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu hoặc thông quan quá cảnh tại nước thứ ba, không phải trả thuế nhập khẩu hoặc thực hiện bất kỳ thủ tục thông quan nhập khẩu.
FOB (Free on Board – Giao trên tàu)
Người bán giao hàng lên con tàu do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng quy định hoặc mua hàng đã được giao như vậy. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển khi hàng hóa ở trên tàu.
Người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm đó trở đi.
Điều khoản này chỉ dùng cho phương thức vận tải bằng đường biển và đường thủy nội địa.
Người bán sẽ thực hiện thủ tục xuất khẩu
CFR (Cost and Freight – Tiền hàng & cước phí)
Người bán giao hàng lên tàu
Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển khi hàng hóa ở trên tàu.
Người bán sẽ thực hiện thủ tục xuất khẩu
Người bán phải ký hợp đồng và thanh toán các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa tới cảng đến quy định.
Hiểu đơn giản là CFR= FOB+F (Cước phí vận chuyển đường biển)
Đây là một trong những điều kiện thông đụng nhất trong hàng xuất khẩu.
CIF (Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, bảo hiểm & cước phí)
Người bán giao hàng lên tàu
Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển khi hàng hóa được chuyển lên tàu.
Người bán sẽ thực hiện thủ tục xuất khẩu
Người bán phải ký hợp đồng và thanh toán các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa tới cảng đến quy định.
Người bán cũng ký hợp đồng bảo hiểm đối với rủi ro của người mua về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Người mua cần lưu ý rằng theo CIF, người bán chỉ được yêu cầu mua bảo hiểm ở mức tối thiểu. Nếu người mua muốn được bảo hiểm nhiều hơn, họ cần phải đồng ý rõ ràng với người bán hoặc tự thu xếp bảo hiểm bổ sung.
CIF= CFR+ Bảo hiểm =FOB + F(cước phí vận chuyển đường biển) + (CIF XR)= (FOB+F)/(1-R)
Sử dụng cho vận tải đường biển
Đây là một trong những điều kiện thông đụng nhất trong hàng xuất khẩu.
CPT (Carriage Paid To – Cước phí trả tới)
- Người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc người khác do người bán chỉ định tại địa điểm đã thỏa thuận (nếu địa điểm đó được các bên thỏa thuận)
- Người bán sẽ thực hiện thủ tục xuất khẩu, và nhập khẩu ở nước hàng nhập đến
- Người bán phải ký hợp đồng và thanh toán chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa đến nơi đến quy định tại nước nhập khẩu.(Tức là ngoài cước đường biểnngười bán thuê phương tiện vận tải và trả cước phí kể cả chi phí dỡ hàng).
- Rủi ro sẽ chuyển từ người bán qua cho người mua khi giao cho người chuyên chở ở địa điểm thỏa thuận của nước nhập khẩu
- Điều kiện này áp dụng cho mọi phương thức vận tải.
CIP (Carriage and Insurance Paid To – Cước phí & phí bảo hiểm trả tới)
- Người bán có trách nhiệm tương tự như CPT, nhưng họ cũng ký hợp đồng bảo hiểm đối với rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa của người mua trong quá trình vận chuyển.
- Người mua cần lưu ý rằng theo CIP, người bán chỉ được yêu cầu mua bảo hiểm ở mức tối thiểu. Nếu người mua muốn được bảo hiểm nhiều hơn, họ cần phải đồng ý rõ ràng với người bán hoặc tự thu xếp bảo hiểm bổ sung.
- Điều kiện này áp dụng cho mọi phương thức vận tải.
- Rủi ro được chuyển sang cho người mua sau khi hàng đã được giao lên phương tiện vận tải ở nơi đi ở nước nhập khẩu Điều kiện này áp dụng cho mọi phương thức vận tải.
DPU (Delivered at Place Unloaded – Giao hàng tại địa điểm đã dỡ xuống)
- DPU thay thế Incoterm – DAT (Delivered At Terminal) trước đây.
- Người bán giao hàng khi hàng hóa sau khi dỡ hàng được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại một địa điểm đến quy định (ở nước nhập khẩu)
- Người bán chịu mọi rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa đến và dỡ hàng tại nơi đến quy định.
- Điều kiện này áp dụng cho mọi phương thức vận tải.
DAP (Delivered at Place – Giao hàng tại nơi đến)
- Người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải đã đến, sẵn sàng để dỡ hàng tại nơi đến quy định.
- Người bán chịu mọi rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa đến địa điểm quy định.
- Điều kiện này áp dụng cho mọi phương thức vận tải.
DDP (Delivered Duty Paid – Giao hàng đã nộp thuế)
- Người bán giao hàng khi hàng hóa đã được đặt dưới quyền định đoạt của người mua, được thông quan nhập khẩu trên phương tiện vận tải chở đến sẵn sàng để dỡ hàng tại nơi đến quy định.
- Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa tới nơi đến.
- Họ phải thông quan các sản phẩm không chỉ để xuất khẩu mà còn để nhập khẩu, nộp bất kỳ khoản thuế nào cho cả xuất khẩu và nhập khẩu và thực hiện tất cả các thủ tục hải quan.
Parisi Grand Smooth Logistics Ltd (PGS Logistics)
- PGS HCM: Phòng 1101/1, Tầng 11 - Block B, Tòa nhà WASECO, Số 10 Đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- PGS Hà Nội: Tầng 30, Tòa nhà Handico, Đường Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- PGS Hải Phòng: Phòng 601, Tòa nhà TD Business Center, Lô 20A, Đường Lê Hồng Phong, Phường Đông Khê, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.
- Trụ sở chính: Đơn vị G & H, Tầng 9, Tòa nhà Dragon Ind.,93 đường King Lam, Lai Chi Kok, Cửu Long, Hồng Kông, SAR của Trung Quốc
Hotline: (+84)906589246/ Whatapps/ Zalo
Email : lucy@parisivn.com
Ngày đăng: 08-11-2017 111 lượt xem